Việc tranh cãi Công_ước_loại_bỏ_mọi_hình_thức_phân_biệt_đối_xử_với_phụ_nữ

Bài viết này hiện đang gây tranh cãi về tính trung lập. Có thể có thảo luận liên quan tại trang thảo luận. Xin đừng xóa bảng thông báo này cho đến khi kết thúc hoặc đạt được đồng thuận trong vấn đề này. (September 2010)

Trong một bài báo trên tạp chí Moment Magazine tháng 2 năm 2011, Paula Kweskin, khi thảo luận về cái gọi là các vụ giết người vì "danh dự" diễn ra trong lãnh thổ tự trị Palestine, viết rằng 2 phần 3 của mọi vụ giết người ở lãnh thổ tự trị Palestinedải Gaza đều là các vụ giết người vì "danh dự". Những tội phạm này không bị trừng phạt và pháp luật quy định không trừng phạt những kẻ giết người dựa trên "danh dự gia đình" Trong các cuộc phỏng vấn và thông cáo báo chí trên các trang web của mình, nhiều tổ chức phi chính phủ, trong đó có Badil, Trung tâm Nhân quyền Palestine, và Trung tâm trợ giúp pháp lý và tư vấn cho phụ nữ, đã chỉ trích các vụ giết người vì "danh dự" cùng việc thiếu sự bảo vệ pháp lý cho phụ nữ Palestine, vậy mà các tổ chức phi chính phủ này lại im lặng không đưa các vấn đề đó ra trước một diễn dàn của Công ước.

Công ước này đã bị một số nước và tổ chức phi chính phủ tranh cãi về các trình bày như thúc đẩy chủ nghĩa nữ quyền cấp tiến theo phong cách Tây phương. Thường được dẫn chứng, là một báo cáo năm 2000 cho rằng ở Belarus, "Uỷ ban lo ngại về sự phổ biến liên tục những khuôn mẫu vai trò giới tính và việc tái du nhập các biểu tượng như ngày của Mẹ và một Giải thưởng của các bà mẹ, mà Ủy ban thấy như khuyến khích các vai trò truyền thống của phụ nữ".[7] Các quan điểm gây tranh cãi khác của Công ước là sự ủng hộ việc "phi tội phạm hóa" (decriminalization) việc mại dâm ở các nước cụ thể, chỉ trích Slovenia bởi vì chỉ có 30% trẻ em được chăm sóc ban ngày trong nhà trẻ, và gây sức ép một số nước để "phi tội phạm hóa" việc phá thai.[8] Những yêu cầu khác được các nhóm coi như một cách quanh co để buộc các bên quốc gia phải chấp thuận một tu chính án quyền bình đẳng (vào Hiến pháp) hay luật pháp quốc gia có thể so sánh, được xem như là một vi phạm nhiệm vụ do Công ước đặt ra và chủ quyền của các bên quốc gia.[9] Nước Úc và các nhóm cũ chống nữ quyền ở New Zealand (không còn hoạt động) cũng đã bày tỏ những lo ngại tương tự ở đầu thập niên 1980.

Gần đây hơn, cuộc tranh cãi liên quan tới Công ước này đã tập trung vào vấn đề được phá thaingừa thai. Theo C-FAM (Viện Nhân quyền và Gia đình Công giáo), tại các cuộc họp của Liên Hợp Quốc các quan chức đã ép phái đoàn Colombia nhằm tự do hóa luật phá thai của nước này và mở các đợt vận động khuyến khích sử dụng các phương tiện ngừa thai và "nhận thức về sức khỏe sinh sản" (reproductive health awareness).[10]

Nhiều quốc gia Hồi giáo xem Công ước này là thiên vị văn hóa các nước phương Tây và do đó đã đưa ra những điều bảo lưu về những yếu tố mà họ cho là mâu thuẫn cơ bản với luật Sharia của Hồi giáo.[11]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Công_ước_loại_bỏ_mọi_hình_thức_phân_biệt_đối_xử_với_phụ_nữ http://www1.umn.edu/humanrts/instree/cedawopprot-2... http://fota.cdnetworks.net/pdfs/2009-02-b-80-Natio... http://www.c-fam.org/publications/id.664/pub_detai... http://www.cedaw2010.org/ http://www.cwfa.org/articledisplay.asp?id=1971 http://www.ipu.org/PDF/publications/cedaw_en.pdf http://www2.ohchr.org/english/bodies/cedaw/index.h... http://www2.ohchr.org/english/law/cedaw.htm http://treaties.un.org/Pages/ViewDetails.aspx?src=... http://treaties.un.org/Pages/ViewDetails.aspx?src=...